Thuốc trị cảm cúm Phazandol Cảm Cúm (15 vỉ x 12 viên nén)
180,000 ₫
Xuất xứ | Việt Nam |
Quy cách | Hộp 15 vỉ x 12 viên |
Thương hiệu | PV Pharma |
Thành phần | Caffeine , Paracetamol , Phenylephrine , |
Phazandol cảm cúm là thuốc uống dạng viên chứa paracetamol là 1 chất hạ nhiệt, giảm sốt, giảm đau và cafein là 1 chất làm tăng tác dụng giảm đau của Paracetamol. Thuốc Phazandol cảm cúm được chỉ định hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng cảm cúm như sốt, nghẹt mũi, đau họng, nhức đầu, đau nhức bắp thịt. Thuốc không gây buồn ngủ và được sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
Mỗi viên thuốc Phazandol cảm cúm chứa Paracetamol 500mg (nhóm thuốc chống viêm, giảm đau không steroid), Cafein 25mg và Phenylephrine HCl 5mg (có tác dụng thông mũi, giảm cảm giác nghẹt mũi). Sự kết hợp giữa các thành phần giúp thuốc Phazandol cảm cúm có tác dụng giảm đau, hạ sốt hiệu quả.
Thuốc Phazandol cảm cúm là thuốc gì?
Phazandol cảm cúm là thuốc uống dạng viên chứa paracetamol là 1 chất hạ nhiệt, giảm sốt, giảm đau và cafein là 1 chất làm tăng tác dụng giảm đau của Paracetamol. Thuốc Phazandol cảm cúm được chỉ định hiệu quả trong việc làm giảm các triệu chứng cảm cúm như sốt, nghẹt mũi, đau họng, nhức đầu, đau nhức bắp thịt. Thuốc không gây buồn ngủ và được sử dụng cho người lớn và trẻ em trên 12 tuổi.
Mỗi viên thuốc Phazandol cảm cúm chứa Paracetamol 500mg (nhóm thuốc chống viêm, giảm đau không steroid), Cafein 25mg và Phenylephrine HCl 5mg (có tác dụng thông mũi, giảm cảm giác nghẹt mũi). Sự kết hợp giữa các thành phần giúp thuốc Phazandol cảm cúm có tác dụng giảm đau, hạ sốt hiệu quả.
Thuốc Phazandol cảm cúm mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Sản phẩm Phazandol cảm cúm hiện được bán chính hãng ở nhà thuốc, bệnh viện trên toàn quốc, quý vị có thể mua tại: Nhà Thuốc Smart Pharma, Hotline: 0981242445 – 1800646866. Địa chỉ: SO08 A2 Vinhomes Gardenia Hàm Nghi, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội (Bản đồ hướng dẫn)
Giá của sản phẩm Phazandol cảm cúm trên thị trường khoảng: 180.000đ/ Hộp. Mức giá trên chưa bao gồm cước phí vận chuyển tới tận tay người tiêu dùng. Tùy theo từng đơn vị phân phối mà giá có thể sẽ bị chênh lệch nhau, tuy nhiên mức chênh lệch cũng không đáng kể.
Thuốc Phazandol cảm cúm dùng cho những ai?
Phazandol cảm cúm được chỉ định làm giảm các triệu chứng cảm cúm: sốt, nghẹt mũi, nhức đầu, đau nhức bắp thịt
Liều dùng và cách dùng thuốc Phazandol cảm cúm như thế nào để hiệu quả?
Cách dùng
Phazandol cảm cúm dùng bằng đường uống.
Liều dùng
Người lớn (bao gồm cả người cao tuổi) và trẻ em > 12 tuổi: 1 - 2 viên/lần, tối đa 4 lần/ngày.
Liều tối đa: 8 viên/ngày.
Khoảng cách liều ít nhất là 4 giờ.
Nếu không có chỉ dẫn của bác sĩ, chỉ dùng tối đa trong 7 ngày.
Trẻ em dưới 12 tuổi: không nên dùng Phazandol cảm cúm.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Không sử dụng thuốc Phazandol cảm cúm khi nào?
Thuốc Phazandol cảm cúm chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Quá mẫn với bất kỳ thành phần nào của thuốc Phaanedol cảm cúm
- Glocom góc hẹp
- Phì đại tuyến tiền liệt
- Người bệnh thiếu hụt glucose 6 phosphat dehydrogenase
- Người thiếu hụt G6PD
- Suy mạch vành, nhồi máu cơ tim
- Nhịp tim nhanh, ngoại tâm thu
- Không dùng chung với thốc chông sung huyết giống giao cảm khác
- U tế bào ưa crom
- Người suy gan nặng, suy thận nặng
- Người đang dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng, chẹn kênh beta hoặc đã dùng trong vòng 2 năm tuần trước đó
- Bệnh nhân tăng huyết áp, có bệnh tim, cường giáp, đái tháo đường
- Bệnh nhân đang dùng thuốc chống trầm cảm 3 vòng
- Bệnh nhân đang dùng hay đã dùng thuốc ức chế MAO trong vòng 2 tuần trước đó
Sử dụng thuốc Phazandol cảm cúm có tác dụng phụ gì không?
Paracetamol
Phản ứng da nghiêm trọng như hội chứng Stevens - Johson, hội chứng Lycell, hoại tử biểm bì nhiễm độc, mụn mủ ban đỏ toàn thân cấp tuy hiếm xảy ra nhưng có khả năng gây tử vong. Nếu thấy xuất hiện bạn hoặc các biểu hiện khác về da phải ngừng dùng thuốc và thăm khám thầy thuốc
Ban da và những phản ứng dị ứng khác có thể xảy ra. Thường là ban đỏ hya mày đay, nhung đôi khi nặng hơn có kèm theo sốt do thuốc hay tổn thương niêm mạc. Nếu thấy sốt, nbongj nước quanh các hốc tự nhiên nên nghĩ đến hội chứng Stvens - Johson, phải ngừng thuốc ngay
Một số ít trường hợp riêng lẻ, paracetamol có thể gây giảm bạch cầu trung tính, giảm tiểu cầu và toàn thể huyết cầu
Ít gặp:
- Da: ban
- Dạ dày - ruột: buồn nôn, nôn
- Huyết học: loạn tạo máu (giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, giảm bạch cầu), thiếu máu
- Thận: bệnh nhân, độc tính khi lạm dụng dài ngày
Hiếm gặp:
- Da hội chứng Steven - Johson, hoại tử biểu bì nhiễm độc, hội chứng Lycell, mụn mủ ngoại ban toàn thân cấp tính
- Khác: phản ứng quá mẫn
Phenylepherin hydroclorid
Thường gặp:
- Thần kinh trung ương: Kích động thần kinh, bồn chồn, lo âu, khó ngủ, người yếu mệt, choáng váng, đau trước ngực, run rẩy, dị cảm đầu chi
- Tim mạch: tăng huyết áp
- Da: nhợt nhạt, trắng bệch, cảm giác lạnh da, dựng lông tóc
Ít gặp:
- Tim mạch: tăng huyết áp kèm phù phổi, loạn nhịp tim, nhịp tim chậm, co mạch ngoại vi và nội tạng làm giảm tưới máu cho các cơ quan này
- Hô hấp: suy hô hấp
- Thần kinh: cơn hưng phấn, ảo giác, hoang tưởng
- Tại mắt: giải phóng các hạt sắc tố ở mống mắt, làm mờ giác mạc
Hiếm gặp: tim mạch: viêm cơ tim thành ổ, xuất huyết dứoi dạng ngaoif tim
Cafein
Có thể gây kích thích đường tiêu hoá và kích thích thần kinh trung ương, lo âu, chóng mặt
Khi sử dụng thuốc Phazandol cảm cúm phải lưu ý những gì?
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
Thuốc Phazandol cảm cúm có sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú không?
Phụ nữ có thai
Không nên dùng Phazandol cảm cúm cho phụ nữ mang thai.
Phụ nữ cho con bú
Không dùng Phazandol cảm cúm trong thời gian cho con bú, trừ khi có chỉ định của bác sĩ.
Người lái xe, vận hành máy móc có nên dùng thuốc Phazandol cảm cúm không?
Nếu có biểu hiện chóng mặt, bệnh nhân không nên lái xe và vận hành máy móc.
Các tương tác thường gặp khi dùng thuốc Phazandol cảm cúm
Các thuốc ức chế monoamine oxidase dùng cùng với phenylephrine có thể dẫn đến tăng huyết áp.
Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, các amin kích thích thần kinh giao cảm dùng đồng thời phenylephrine có thể làm tăng nguy cơ xảy ra các tác dụng phụ trên tim mạch.
Phenylephrine có thể làm giảm tác dụng của các thuốc chẹn beta và các thuốc điều trị tăng huyết áp khác (debrisoquine, reserpine, guanethidine, Methyldopa).
Digoxin và các glycosid tim dùng cùng với phenylephrine có thể gây bất thường nhịp tim hoặc đột quỵ.
Dùng paracetamol hàng ngày trong thời gian dài làm tăng tác dụng chống đông máu của warfarin và các dẫn xuất coumarin khác.
Làm gì khi dùng quá liều thuốc Phazandol cảm cúm?
Quá liều Paracetamol:
- Triệu chứng: suy gan, xanh xao, chán ăn, buồn nôn, nôn, đau bụng. Trường hợp nặng có thể phát triển thành bệnh não, hạ đường huyết, xuất huyết, phù não và tử vong.
- Xử trí: Trong vòng 1 giờ sau khi uống quá liều, có thể điều trị bằng than hoạt. Sau khi uống 24 giờ, có thể giải độc bằng N-acetylcystein, cần thiết có thể dùng đường tiêm tĩnh mạch. Methionin cũng có hiệu quả giải độc.
Quá liều Cafein:
- Triệu chứng: đau thượng vị, nôn, nhịp tim nhanh, tăng bài niệu, kích thích thần kinh trung ương.
- Xử trí: Có thể dùng các biện pháp điều trị hỗ trợ.
Quá liều Phenylephrine:
- Triệu chứng: có thể gặp các triệu chứng như tác dụng không mong muốn, ngoài ra có thể gặp tăng huyết áp, chậm nhịp tim do phản xạ, cáu kỉnh, thao thức, lẫn lộn, tai biến, ảo giác, loạn nhịp tim.
- Xử trí: Dựa trên các triệu chứng lâm sàng mà sử dụng các biện pháp phù hợp. Có thể dùng thuốc chẹn alpha để điều trị cao huyết áp nặng.
Làm gì khi quên 1 liều thuốc Phazandol cảm cúm?
Nếu quên dùng một liều thuốc, hãy uống càng sớm càng tốt khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và uống liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Không uống gấp đôi liều đã quy định.
Bảo quản thuốc
Để nơi khô ráo, tránh ánh nắng.
Dược sĩ Nguyễn Trang
Nội dung đã được kiểm duyệt
Có kinh nghiệm trên nhiều năm trong lĩnh vực Dược phẩm, là dược sĩ hướng dẫn và tư vấn sử dụng thuốc một cách an toàn, hiệu quả, hướng đến chăm sóc tốt nhất cho mọi người. Hiện tại, chị là dược sĩ phụ trách chuyên môn và cũng là chủ Nhà Thuốc Smart Pharma - Vinhomes Gardenia
Sản phẩm nổi bật
Sản phẩm cùng thương hiệu
Không có bình luận nào
Chưa có đánh giá nào.