Thuốc Sporal Janssen điều trị các bệnh nấm phụ khoa, da, toàn thân (1 vỉ x 4 viên)
Liên hệ
Xuất xứ | Thái lan |
Quy cách | Hộp 1 Vỉ x 4 Viên |
Thương hiệu | Janssen |
Thành phần | Itraconazole , |
Sporal của công ty JANSSEN-CILAG Ltd. (Thái Lan) chứa itraconazol có tác dụng điều trị các bệnh nấm về phụ khoa, da, toàn thân.
Thuốc Akudinir là thuốc gì?
Sporal của công ty JANSSEN-CILAG Ltd. (Thái Lan) chứa itraconazol có tác dụng điều trị các bệnh nấm về phụ khoa, da, toàn thân.
Thuốc mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Sản phẩm Ambroxol - Nic hiện được bán chính hãng ở nhà thuốc, bệnh viện trên toàn quốc, quý vị có thể mua tại: Nhà Thuốc Smart Pharma, Hotline: 0981242445 – 1800646866. Địa chỉ: SO08 A2 Vinhomes Gardenia Hàm Nghi, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội (Bản đồ hướng dẫn)
Giá của sản phẩm Ambroxol - Nic trên thị trường khoảng: 60.000đ/ Hộp. Mức giá trên chưa bao gồm cước phí vận chuyển tới tận tay người tiêu dùng. Tùy theo từng đơn vị phân phối mà giá có thể sẽ bị chênh lệch nhau, tuy nhiên mức chênh lệch cũng không đáng kể.
Thuốc dùng cho những ai?
Thuốc SPORAL được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
Ðiều trị các bệnh phụ khoa:
Nhiễm nấm Candida âm đạo – âm hộ.
Ðiều trị các bệnh da/ niêm mạc, nhãn khoa:
Nhiễm nấm ngoài da, lang ben, nhiễm Candida ở miệng, viêm giác mạc mắt do nấm.
Điều trị nấm móng do Dermatophyte hoặc nấm men.
Điều trị nấm toàn thân:
- Nhiễm nấm toàn thân do Aspergillus và Candida.
- Nhiễm nấm Cryptococcus ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, bệnh nhân nhiễm Cryptococcus ở hệ thần kinh trung ương, chỉ sử dụng SPORAL khi liệu pháp ban đầu không phù hợp hoặc không hiệu quả.
- Nhiễm nấm Histoplasma.
- Nhiễm nấm Blastomyces.
- Nhiễm nấm Sporothrix.
- Nhiễm nấm Paracoccidioides.
- Các nhiễm nấm toàn thân khác.
Liều dùng và cách dùng thuốc như thế nào để hiệu quả?
Cách dùng
Uống sau khi ăn no để đạt hấp thu tối đa, nuốt cả viên.
Liều dùng
Nhiễm nấm Candida âm hộ-âm đạo: 200 mg, 2 lần/ ngày trong 1 ngày hoặc 200mg/ lần/ ngày trong 3 ngày.
Nhiễm nấm ngoài da: 200 mg/ lần/ ngày trong 7 ngày hoặc 100 mg/ lần/ ngày trong 15 ngày.
Nhiễm nấm ở lòng bàn chân hoặc lòng bàn tay: 200 mg x 2 lần/ ngày trong 7 ngày hoặc 100 mg/ lần/ ngày trong 30 ngày.
Lang ben: 200 mg/ lần/ ngày trong 7 ngày.
Nhiễm Candida miệng: 100 mg/ lần/ ngày trong 15 ngày.
Viêm giác mạc mắt do nấm: 200 mg/ lần/ ngày trong 21 ngày, nên điều chỉnh thời gian điều trị theo đáp ứng lâm sàng.
Nấm móng do dermatophyte hoặc nấm men:
- Điều trị ngắt quãng: Một đợt điều trị là 2 viên nang 200 mg, 2 lần/ ngày trong 1 tuần, dừng 2 đợt điều trị cho nhiễm nấm móng tay và 3 đợt cho nhiễm nấm móng chân. Các đợt cách nhau 3 tuần không dùng thuốc, đáp ứng thấy rõ khi móng mọc trở lại và ngừng điều trị, đợt điều trị được mô tả như bảng sau:
Vị trí nấm móng |
Tuần 1 |
Tuần 2 |
Tuần 3 |
Tuần 4 |
Tuần 5 |
Tuần 6 |
Tuần 7 |
Tuần 8 |
Tuần 9 |
Móng chân |
Đợt 1 |
Không dùng itraconazol |
Đợt 2 |
Không dùng itraconazol |
Đợt 3 |
||||
Móng tay |
Đợt 1 |
Không dùng itraconazol |
Đợt 2 |
Điều trị liên tục
Vị trí |
Liều |
Thời gian |
Nấm móng chân có hoặc có ở móng tay |
200 mg/ lần/ ngày |
3 tháng |
Nhiễm nấm Aspergillus: 200 mg/ lần/ ngày từ 2-5 tháng.
Nhiễm Candida: 100-200 mg/ lần/ ngày từ 3 tuần đến 7 tháng.
Nhiễm nấm Cryptococcus màng não: 200 mg, 1 lần/ ngày từ 2 tháng -1 năm.
Viêm màng não do Cryptococcus: 200 mg, 2 lần/ ngày từ 2 tháng -1 năm.
Nhiễm nấm Histoplasma: 200 mg, 1-2 lần/ ngày trong 6 tháng.
Nhiễm nấm Blastomyces: 100 mg/ lần/ ngày trong 6 tháng.
Nhiễm nấm Sporothrix ở da và hạch bạch huyết: 100 mg/ lần/ ngày trong 3 tháng.
Nhiễm nấm Paracoccidioides: 100 mg/ lần/ ngày trong 6 tháng.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Không sử dụng thuốc khi nào?
Thuốc SPORAL chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Quá mẫn với itraconazol và bất cứ thành phần khác trong thuốc.
- Dùng chung với các thuốc chuyển hóa qua CYP 3A4 mà có thể gây kéo dài khoảng QT: Astemizol, cisaprid, dofetilid, mizolastin, pimozid, quinidin, terfenadin.
- Dùng chung với các thuốc ức chế HMG-CoA reductase như lovastatin, simvastatin.
- Triazolam và midazolam uống.
- Các thuốc ergot alkaloid như dihydroergotamin, ergometrin, ergotamin và methylergometrin.
- Nisoldipin.
- Không dùng cho bệnh nhân có bằng chứng rối loạn chức năng tâm thất như suy tim sung huyết hoặc có tiền sử suy tim sung huyết ngoại trừ trường hợp có nguy hại đến tính mạng hoặc nhiễm khuẩn nặng.
- Phụ nữ có thai.
Sử dụng thuốc có tác dụng phụ gì không?
Khi sử dụng thuốc SPORAL, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Thường gặp, ADR >1/100
- Rối loạn hệ thần kinh: Đau đầu.
- Rối loạn hệ tiêu hóa: Buồn nôn, đau bụng.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
- Viêm mũi, viêm xoang, nhiễm trùng hô hấp trên.
- Rối loạn hệ máu và bạch huyết: Giảm bạch cầu, tiểu cầu.
- Rối loạn hệ miễn dịch: Quá mẫn.
- Rối loạn hệ thần kinh: Rối loạn vị giác, giảm cảm giác, dị cảm.
- Rối loạn thính giác: Ù tai.
- Rối loạn hệ tiêu hóa: Táo bón, tiêu chảy, chứng ăn không tiêu, đầy hơi, nôn.
- Rối loạn gan, mật: Rối loạn chức năng gan, tăng bilirubin máu.
- Rối loạn da và mô dưới da: Ngứa, phát ban, nổi mề đay.
Rất hiếm ADR <1/10000
- Rối loạn hệ miễn dịch: Bệnh huyết thanh, phù nề, phản ứng phản vệ.
- Rối loạn hệ thần kinh: Run.
- Rối loạn tiêu hóa: Viêm tụy.
- Rối loạn chuyển hóa: Tăng triglycerid máu.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
Khi sử dụng thuốc phải lưu ý những gì?
Trước khi sử dụng thuốc bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng.
Thuốc có sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú không?
Thời kỳ mang thai
Không dùng cho phụ nữ mang thai trừ trường hợp đe dọa tính mạng mà đã được cân nhắc đến lợi ích và nguy cơ cho bào thai.
Thời kỳ cho con bú
Chỉ 1 lượng nhỏ itraconazol vào sữa mẹ, nên cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ trước khi sử dụng.
Người lái xe, vận hành máy móc có nên dùng thuốc không?
Chưa nghiên cứu.
Các tương tác thường gặp khi dùng thuốc
Thuốc làm giảm nồng độ itraconazol trong huyết tương:
- Thuốc làm giảm acid dạ dày: Thuốc kháng histamin H2, PPI.
- Dùng đồng thời itraconazol với thuốc cảm ứng enzyme CYP3A4 mạnh có thể làm giảm sinh khả dụng của itraconazol.
- Kháng sinh isoniazid, rifabutin, rifamicin.
- Thuốc chống co giật: Carbamazepin, phenobarbital, phenytoin.
- Thuốc kháng virus: Efavirenz, nevirapin.
Làm gì khi dùng quá liều thuốc ?
Triệu chứng: Xuất hiện ADR của thuốc.
Điều trị: Áp dụng các biện pháp hỗ trợ, có thể dùng than hoạt nếu cần.
Không thể loại itraconazol bằng thẩm phân máu.
Không có thuốc giải đặc hiệu.
Làm gì khi quên 1 liều thuốc?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.
Bảo quản thuốc
Để nơi khô ráo, tránh ánh nắng.
Dược sĩ Nguyễn Trang
Nội dung đã được kiểm duyệt
Có kinh nghiệm trên nhiều năm trong lĩnh vực Dược phẩm, là dược sĩ hướng dẫn và tư vấn sử dụng thuốc một cách an toàn, hiệu quả, hướng đến chăm sóc tốt nhất cho mọi người. Hiện tại, chị là dược sĩ phụ trách chuyên môn và cũng là chủ Nhà Thuốc Smart Pharma - Vinhomes Gardenia
Sản phẩm nổi bật
Sản phẩm cùng thương hiệu
Không có bình luận nào
Chưa có đánh giá nào.