Thuốc Menison 16mg Pymepharco
Liên hệ
Xuất xứ | Việt Nam |
Quy cách | Hộp 3 Vỉ x 10 Viên |
Thương hiệu | Pymepharco |
Thành phần |
Thuốc Menison 16mg được chỉ định cho các bệnh cần hoạt tính glucocorticoid như: Rối loạn nội tiết, rối loạn thấp khớp, bệnh collagen, viêm động mạch, bệnh da liễu, dị ứng, bệnh hô hấp…
Lưu ý: Sản phẩm này chỉ bán khi có chỉ định của bác sĩ, mọi thông tin trên Website chỉ mang tính chất tham khảo.
Thành phần
Thông tin thành phần |
Hàm lượng |
---|---|
Methylprednisolone |
16mg |
Công dụng
Chỉ định
Thuốc Menison 16mg được chỉ định dùng cho các bệnh cần hoạt tính glucocorticoid như:- Rối loạn nội tiết: Thiểu năng thượng thận nguyên phát và thứ phát, tăng sản thượng thận bẩm sinh.
- Rối loạn thấp khớp: Viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống chính khớp, viêm khớp mạn tính ở trẻ em.
- Bệnh collagen, viêm động mạch: Lupus ban đỏ hệ thống, viêm da cơ toàn thân, thấp tim cấp, bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ đau da cơ do thấp khớp.
- Bệnh da liễu: Bệnh pemphigus thổ thông thường.
- Dị ứng: Viêm mũi dị ứng theo mùa và quanh năm nặng, phản ứng quá mẫn thuốc, bệnh huyết thanh, viêm da dị ứng do tiếp xúc, hen phế quản.
- Bệnh nhãn khoa: Viêm màng bồ đào trước (viêm mống mắt, viêm thể mi), viêm màng bồ đào sau, viêm thần kinh thị giác.
- Bệnh hô hấp: Sarcoid phổi, bệnh lao cấp hay lan tỏa (với hóa trị liệu kháng lao thích hợp), tổn thương phổi do hít phải.
- Rối loạn huyết học: Ban xuất huyết giảm tiểu cầu tự phát, thiếu máu tán huyết (tự miễn).
- Bệnh khối u: Bệnh bạch cầu (cấp tính và bạch huyết), u lympho ác tính.
- Bệnh đường tiêu hóa: Viêm loét đại tràng, bệnh Crohn.
- Khác: Lao màng não (với hóa trị liệu kháng lao thích hợp), ghép cơ quan.
Dược lực học
Methylprednisolon là một glucocorticoid tổng hợp, dẫn xuất 6 - alphamethyl của prednisolon. Thuốc chủ yếu được dùng để chống viêm, hoặc ức chế miễn dịch. Thuốc thường được dùng dưới dạng este hóa hoặc không este hóa để điều trị những bệnh mà corticosteroid có chỉ định.
Do methyl hóa prednisolon, thuốc methylprednisolon chỉ có tác dụng mineralocorticoid tối thiểu (chuyển hóa muối rất ít), không phù hợp để điều trị đơn độc suy tuyến thượng thận. Nếu dùng methylprednisolon trong trường hợp này, phải dùng thêm mineralocorticoid.
Methylprednisolon có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch và chống tế bào tăng sinh. Tác dụng chống viên là do methylprednisolon làm giảm sản xuất, giải phóng và hoạt tính các chất trung gian chống viêm (như histamin, prostaglandin, leucotrien,..) do đó làm giảm các biểu hiện ban đầu của quá trình viêm.
Methylprednisolon ức chế các bạch cầu đến bám dính vào cá thành mạch bị tổn thương và di trú ở các vùng tổn thương, làm giảm tính thấm ở vùng đó, như vậy làm các tế bào bạch cầu ít đi đến vùng bị tổn thương. Tác dụng này làm giảm thoát mạch, sưng, phù, đau.
Đặc tính ức chế miễn dịch làm giảm đáp ứng đối với các phản ứng chậm và tức thì (typ III và typ IV). Điều này là do ức chế tác dụng độc của phức hợp kháng nguyên – kháng thể gây viêm mạch dị ứng ở da. Bằng cách ức chế tác dụng của lymphokin, tế bào đích và đại thực bào, corticosteroid đã làm giảm các phản ứng viêm da tiếp xúc do dị ứng.
Ngoài ra, corticosteroid còn ngăn cản các tế bào lympho T và các đại thực bào nhạy cảm tới các tế bào đích. Tác dụng chống tế bào tăng sinh làm giảm mộ tăng sản đặc trưng của bệnh vảy nến.
Dược động học
Sinh khả dụng khoảng 80%. Nồng độ huyết tương đạt mức tối đa 1 - 2 giờ sau khi dùng thuốc.
Thời gian tác dụng sinh học khoảng 1 - 1/2 ngày, có thể coi là tác dụng ngắn. Methylprednisolon được chuyển hóa trong gan, giống như chuyển hóa của hydrocortison, và các chất chuyển hóa được bài tiết qua nước tiểu. Thời gian bán thải xấp xỉ 3 giờ.
Cách dùng
Cách dùng
Thuốc Menison 16mg dùng đường uống.Liều dùng
Liều khởi đầu methylprednisolon được khuyến cáo tùy thuộc vào bệnh cần điều trị:
- Viêm khớp dạng thấp: Nặng 12 - 16mg/ngày, nặng vừa 8 - 12mg/ngày, nhẹ và trẻ em 4 - 8mg/ngày.
- Viêm da cơ toàn thân: 48mg/ngày.
- Lupus ban đỏ hệ thống: 20 - 100mg/ngày.
- Thấp khớp cấp: 48mg/ngày cho tới khi tốc độ lắng hồng cầu (ESR) bình thường khoảng một tuần.
- Bệnh dị ứng, bệnh nhãn khoa: 12 - 40mg/ngày.
- Hen phế quản: Có thể lên tới liều duy nhất 64mg/cách ngày, có thể tới liều tối đa 100mg.
- Rối loạn huyết học và bệnh bạch cầu, u lympho ác tính: 16 - 100mg/ngày.
- Viêm loét đại tràng: 16 -60mg/ngày.
- Bệnh Crohn: Có thể lên tới 48mg /ngày trong giai đoạn cấp.
- Ghép cơ quan: Có thể lên tới 3,6mg/kg/ngày.
- Bệnh sarcoid phổi: 32 - 48mg/ngày dùng cách ngày.
- Bệnh viêm động mạch tế bào khổng lồ/đau da cơ do thấp khớp: 64mg/ngày.
- Bệnh pemphigus thể thông thường: 80 - 360mg/ngày.
Tổng liều khuyến cáo trung bình hàng ngày có thể được chỉ định 1 liều duy nhất hoặc chia liều (ngoại trừ trong liệu pháp cách ngày là dùng liều gấp đối liều tối thiểu hàng ngày có hiệu quả và dùng 2 ngày 1 lần vào 8 giờ sáng).
Các tác dụng không mong muốn có thể được giảm đến mức tối thiểu bằng cách sử dụng liều thấp nhất có hiệu quả trong thời gian ngắn nhất.
Liều ức chế ban đầu có thể khác nhau tùy thuộc vào bệnh đang được điều trị. Liều này được duy trì cho tới khi đạt được đáp ứng lâm sàng thỏa đáng, khoảng 3 - 7 ngày trong bệnh thấp khớp (trừ thấp tim cấp), bệnh dị ứng ảnh hưởng da hoặc bệnh đường hô hấp và nhãn khoa. Nếu đáp ứng lâm sàng không đạt trong 7 ngày, cần đánh giá lại bệnh để xác định chẩn đoán ban đầu.
Ngay khi đạt được đáp ứng lâm sàng thỏa đáng, liều hàng ngày nên được giảm từ từ đến khi kết thúc điều trị trong các bệnh cấp tính (ví dụ: Hen theo mùa, viêm da tróc vảy, viêm thị giác cấp) hoặc đến mức liều duy trì tối thiếu có hiệu quả trong các bệnh mạn tính (ví dụ: Viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống, hen phế quản, viêm da dị ứng).
Trong các bệnh mạn tính, đặc biệt trong viêm khớp dạng thấp, điều quan trọng là giảm liều từ liều ban đầu xuống liều duy trì để đạt được lâm sàng thích hợp. Sự giảm liều được khuyến cáo là không quá 2 mg trong khoảng thời gian 7 - 10 ngày. Trong viêm khớp dạng thấp, liệu pháp steroid duy trì nên ở mức liều thấp nhất có thể.
Trong liệu pháp cách ngày, dùng liều corticosteroid gấp đôi liều tối thiểu hàng ngày và dùng 1 liều duy nhất, 2 ngày 1 lần vào 8 giờ sáng. Yêu cầu về liều phụ thuộc vào bệnh nhân đang được điều trị và đáp ứng của bệnh nhân.
Bệnh nhân cao tuổi: Việc điều trị cho bệnh nhân cao tuổi đặc biệt nếu điều trị dài ngày nên xem xét và các hậu quả nghiêm trọng của các tác dụng không mong muốn thường gặp của corticosteroid ở người cao tuổi, đặc biệt là bệnh loãng xương, đái tháo đường, tăng huyết áp, dễ bị nhiễm khuẩn và làm mỏng da.
Trẻ em: Thông thường, liều cho trẻ em nên dựa vào đáp ứng lâm sàng và theo sự xem xét của bác sĩ. Việc điều trị nên giới hạn ở liều tối thiểu trong khoảng thời gian ngắn nhất. Nếu có thể, nên dùng liều duy nhất và dùng cách ngày.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
Làm gì khi dùng quá liều?
Những triệu chứng khi sử dụng quá liều gồm biểu hiện hội chứng cushing (toàn thân), loãng xương (toàn thân) và yểu cơ (toàn thân), tất cả chỉ xảy ra khi sử dụng glucocorticoid dài hạn.
Khi sử dụng liều quá cao trong thời gian dài, tăng năng vô tuyến thượng thận và ức chế tuyến thượng thận có thể xảy ra. Trong những trường hợp này cần cân nhắc để có thể quyết định đúng đắn tạm ngừng hoặc ngừng hẳn việc dùng glucocorticoid.
Làm gì khi quên 1 liều?
Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.Tác dụng phụ
Khi sử dụng thuốc Menison 16mg, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Nhiễm trùng và lây nhiễm:
- Thường gặp: Nhiễm trùng (gồm tăng tính nhạy cảm và mức độ nặng của sự nhiễm trùng bằng cách che giấu các triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng).
- Tần suất không rõ: Nhiễm trùng cơ hội, sự tái phát bệnh lao không hoạt động.
U lành tính, ác tính và không xác định (gồm các u nang và các bướu nhỏ (polyp)):
- Tần suất không rõ: Kaposi's sarcoma.
Các rối loạn về máu và hệ bạch huyết:
- Tần suất không rõ: Chứng tăng bạch cầu.
Các rối loạn hệ miễn dịch:
- Tần suất không rõ: Mẫn cảm với thuốc (bao gốm phản ứng phản vệ), giảm phản ứng với các test da.
Các rối loạn nội tiết:
- Thường gặp: Hội chứng Cushing.
- Tần suất không rõ: Chứng giảm năng tuyến yên, hội chứng ngừng đột ngột steroid.
Các rối loạn chuyển hóa và dinh dưỡng:
- Thường gặp: Giữ natri, giữ nước.
- Tần suất không rõ: Nhiễm kiềm hạ kali huyết, toan chuyển hóa giảm dung nạp glucose, tăng nhu cầu với insulin hoặc các thuốc hạ đường huyết đường uống trong bệnh đái tháo đường, tăng ngon miệng (có thể dẫn tới tăng cân), chứng tích mỡ ngoài màng cứng.
Các rối loạn tâm thần:
- Thường gặp: Rối loạn cảm xúc (bao gồm tâm trạng chán nản và sảng khoái).
- Tần suất không rõ: Rối loạn tâm thần (gồm chứng điên cuồng, ảo tường, ảo giác, tâm thần phân liệt (làm nặng thêm)), hành vi tâm thần, rối loạn cảm xúc (gồm cảm xúc không ổn định, phụ thuộc về tinh thần, có ý định tự sát), rối loạn tinh thần, thay đổi tính cách, tâm trạng lâng lâng, trạng thái lẫn lộn, cư xử bất thường: Lo âu, mất ngủ, dễ cáu kỉnh.
Các rối loạn hệ thần kinh:
- Tần suất không rõ: Co giật, tăng áp lực nội so (với bệnh phù gai thị giác (tăng áp lực nội sọ lành tính)), chứng quên, rối loạn nhận thức, chóng mặt, đau đầu.
Các rối loạn về mặt:
- Thường gặp: Đục thủy tinh thể dưới bao.
- Tần suất không rõ: Bệnh tăng nhãn áp, lồi mắt, làm mỏng giác mạc, mỏng màng cứng, bệnh võng mạc.
Các rối loạn tại và tai trong:
- Tần suất không rõ: Hoa mắt.
Các rối loạn về tim:
- Tần suất không rõ: Suy tim sung huyết (với bệnh nhân nhạy cảm), vỡ tim sau nhồi máu cơ tim.
Các rối loạn về mạch:
- Thường gặp: Tăng huyết áp.
- Tần suất không rõ: Hạ huyết áp, thuyên tắc động mạch, huyết khối.
Các rối loạn hệ hô hấp, ngực và trung thất:
- Tần suất không rõ: Thuyên tắc phổi, nấc.
Các rối loạn tiêu hóa:
- Thường gặp: Loét đường tiêu hóa (có khả năng thủng và xuất huyết đường tiêu hóa).
- Tần suất không rõ: Thủng ruột, xuất huyết dạ dày, viêm tụy, viêm loét thực quản, chướng bụng, viêm thực quản, đau bụng, tiêu chảy, đầy bụng, buồn nôn.
Các rối loạn gan mật:
- Tần suất không rõ: Tăng enzym gan (tăng alanin aminotransferase, tăng aspartat aminotransferase).
Các rối loạn trên da và mô dưới da:
- Thường gặp: Teo da, mụn trứng cá.
- Tần suất không rõ: Ban đỏ, phù mạch, ngửa, mày đay, vết bầm máu, đốm xuất huyết, phát ban, rậm lông, chứng tăng tiết mồ hôi, vận da, chứng giãn mao mạch.
Các rối loạn cơ xương và mô liên kết:
- Thường gặp: Yếu cơ, chậm phát triển.
- Tần suất không rõ: Gãy xương bệnh lý, hoại tử xương, teo cơ, bệnh khớp do nguyên nhân thần kinh, các bệnh về cơ, loãng xương, đau khớp, đau cơ.
Các rối loạn hệ sinh sản và vú:
- Tần suất không rõ: Kinh nguyệt không đều.
Các rối loạn chung và tại nơi điều trị:
- Thường gặp: Chậm lành vết thương.
- Tần suất không rõ: Mệt mỏi, khó ở, triệu chứng ngừng đột ngột việc giảm nhanh liều corticosteroid sau khi điều trị kéo dài) có thể dẫn đến thiểu năng thượng thận cấp, hạ huyết áp và tử vong.
Các nghiên cứu:
- Thường gặp: Giảm kali máu.
- Tần suất không rõ: Tăng áp lực nội nhãn, giảm dung nạp carbohydrat, tăng alkalin phosphatase trong máu, tăng calci niệu.
Các biến chứng về phẫu thuật, vết thương, ngộ độc:
- Tần suất không rõ: Đứt dây chằng (đặc biệt gân achilles), gãy xương sống do chèn ép.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Thông báo cho thầy thuốc tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.
Bảo quản
Dược sĩ Nguyễn Trang
Nội dung đã được kiểm duyệt
Có kinh nghiệm trên nhiều năm trong lĩnh vực Dược phẩm, là dược sĩ hướng dẫn và tư vấn sử dụng thuốc một cách an toàn, hiệu quả, hướng đến chăm sóc tốt nhất cho mọi người. Hiện tại, chị là dược sĩ phụ trách chuyên môn và cũng là chủ Nhà Thuốc Smart Pharma - Vinhomes Gardenia
Sản phẩm nổi bật
Sản phẩm cùng thương hiệu
Không có bình luận nào
Chưa có đánh giá nào.