Thuốc Hapacol 650 DHG giảm đau, hạ sốt (10 vỉ x 10 viên)

(đánh giá) Đã bán 0

Liên hệ

Xuất xứ Việt Nam
Quy cách Hộp 10 vỉ x 10 viên
Thương hiệu Dược Hậu Giang
Thành phần Paracetamol ,

Hapacol 650 của Công ty Cổ phần Dược Hậu Giang, thành phần chính là Paracetamol, là thuốc giảm đau – hạ sốt hữu hiệu.

Hapacol 650 được bào chế dưới dạng viên nén. Viên nén màu trắng ngà, dạng viên caplet, mùi thơm, một mặt viên có vạch ngang, một mặt có hình thoi, cạnh và thành viên lành lặn. Hộp 10 vỉ x 5 viên; Hộp 10 vỉ x 10 viên; Hộp 10 vỉ x 10 viên. Chai 100 viên; Chai 200 viên.

 

Sản phẩm đang được chú ý, có 33 người đang xem
Dược Hậu Giang

Xem gian hàng thương hiệu

Dược Hậu Giang

Cam kết hàng chính hãng
Đổi trả hàng trong 30 ngày
Xem hàng tại nhà, thanh toán
Hà Nội ship ngay sau 2 giờ
Giấy Phép Nhà Thuốc
Giấy phép GPP Giấy phép GPP (Xem)
Giấy phép GPP Giấy phép kinh doanh (Xem)
Giấy phép GPP Giấy phép kinh doanh dược (Xem)
Giấy phép GPP Chứng chỉ hành nghề dược (Xem)

Thuốc Hapacol 650 DHG là thuốc gì?

Thành phần của Thuốc Hapacol 650

Thông tin thành phần

Hàm lượng

Paracetamol

650mg

Thuốc Hapacol 650 DHG mua ở đâu? Giá bao nhiêu?

  • Thuốc Hapacol 650 DHG hiện được bán chính hãng ở nhà thuốc, bệnh viện trên toàn quốc, quý vị có thể mua tại: Nhà Thuốc Smart Pharma, Hotline: 0981242445 – 1800646866. Địa chỉ: SO08 A2 Vinhomes Gardenia Hàm Nghi, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội (Bản đồ hướng dẫn)
  • Giá của thuốc Hapacol 650 DHG trên thị trường khoảng: 100.000đ/ Hộp. Mức giá trên chưa bao gồm cước phí vận chuyển tới tận tay người tiêu dùng. Tùy theo từng đơn vị phân phối mà giá có thể sẽ bị chênh lệch nhau, tuy nhiên mức chênh lệch cũng không đáng kể.

Thuốc Hapacol 650 DHG dùng cho những ai?

Chỉ định

Thuốc Hapacol 650 được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:

  • Đau đầu, đau nửa đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng.
  • Ðiều trị hạ sốt ở bệnh nhân bị cảm hay những bệnh có liên quan đến sốt.

Dược lực học

  • Paracetamol tác động lên trung tâm điều nhiệt ở vùng dưới đồi gây hạ nhiệt, tăng tỏa nhiệt do giãn mạch và tăng lưu lượng máu ngoại biên làm giảm thân nhiệt ở người bị sốt, nhưng hiếm khi làm giảm thân nhiệt bình thường. Ở liều điều trị, hiệu quả giảm đau, hạ sốt tương đương Aspirin nhưng Paracetamol ít tác động đến hệ tim mạch và hệ hô hấp, không làm thay đổi cân bằng acid - base, không gây kích ứng, xước hoặc chảy máu dạ dày.

Dược động học

  • Paracetamol hấp thu nhanh chóng và hầu như hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Thời gian bán thải là 1,25 - 3 giờ. Thuốc chuyển hóa ở gan và thải trừ qua thận.

Liều dùng và cách dùng thuốc Hapacol 650 DHG như thế nào để hiệu quả?

Cách dùng

  • Khoảng cách giữa 2 lần uống phải hơn 4 giờ và không uống quá 6 viên/ngày.

Liều dùng

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Uống 1 viên/ lần.
  • Không tự ý dùng thuốc quá 3 ngày để giảm sốt hoặc quá 10 ngày để giảm đau.
  • Hoặc theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc.

Lưu ý:

Liều tối đa 24 giờ, không quá 4. Khoảng cách giữa 2 lần uống phải hơn 4 giờ.

Không nên kéo dài việc tự sử dụng thuốc mà cần có ý kiến bác sĩ khi:

  • Có triệu chứng mới xuất hiện.

  • Sốt cao (39,5°C) và kéo dài hơn 3 ngày hoặc tái phát.

  • Đau nhiều và kéo dài hơn 5 ngày.

  • Hoặc theo chỉ dẫn của thầy thuốc

Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.

Không sử dụng thuốc Hapacol 650 DHG khi nào?

Thuốc Hapacol 650 chống chỉ định trong các trường hợp sau:

  • Quá mẫn với một trong các thành phần của thuốc.
  • Người bệnh thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase.

Sử dụng thuốc Hapacol 650 DHG có tác dụng phụ gì không?

Khi sử dụng thuốc Hapacol 650, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).

Thường gặp, ADR >1/100

  • Chưa có báo cáo.

Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100

  • Da: Ban da;
  • Tiêu hóa: Buồn nôn, nôn;
  • Thận: Bệnh thận, độc tính thận khi lạm dụng dài ngày;
  • Máu: Giảm bạch cầu trung tính, giảm toàn thể huyết cầu, thiếu máu.

Hiếm gặp, ADR < 1/1000

  • Toàn thân: Phản ứng quá mẫn.

Hướng dẫn cách xử trí ADR

  • Thông báo cho bác sĩ những tác dụng không mong muốn gặp phải khi sử dụng thuốc.

Khi sử dụng thuốc Hapacol 650 DHG phải lưu ý những gì?

  • Đối với người bị phenylceton - niệu và người phải hạn chế lượng phenylalanin đưa vào cơ thể nên tránh dùng Paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa Aspartam. Đối với một số người quá mẫn (bệnh hen) nên tránh dùng Paracetamol với thuốc hoặc thực phẩm có chứa sulfit.
  • Phải dùng thận trọng ở người bệnh có thiếu máu từ trước, suy giảm chức năng gan và thận. Uống nhiều rượu có thể gây tăng độc tính với gan của Paracetamol, nên tránh hoặc hạn chế uống rượu.
  • Bác sĩ cần cảnh báo bệnh nhân về các dấu hiệu của phản ứng trên da nghiêm trọng như hội chứng Stevens-Johnson (SJS), hội chứng hoại tử da nhiễm độc (TEN) hay hội chứng Lyell, hội chứng ngoại ban mụn mủ toàn thân cấp tính (AGEP).

Thuốc Hapacol 650 DHG có sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú không?

Thời kỳ mang thai

Chưa xác định được tính an toàn của Paracetamol đối với thai nhi khi dùng thuốc cho phụ nữ có thai. Do đó, chỉ nên dùng thuốc ở người mang thai khi thật cần thiết.

Thời kỳ cho con bú

Nghiên cứu ở người mẹ cho con bú, dùng Paracetamol không thấy có tác dụng không mong muốn ở trẻ bú mẹ.

Người lái xe, vận hành máy móc có nên dùng thuốc Hapacol 650 DHG không?

Thuốc không ảnh hưởng đến khả năng lái xe và vận hành máy móc.

Các tương tác thường gặp khi dùng thuốc Hapacol 650 DHG

  • Uống dài ngày liều cao Paracetamol làm tăng nhẹ tác dụng chống đông của Coumarin và dẫn chất Indandion. Cần chú ý đến khả năng gây hạ sốt nghiêm trọng ở người bệnh dùng đồng thời Phenothiazin và liệu pháp hạ nhiệt.
  • Các thuốc chống co giật (Phenytoin, Barbiturat, Carbamazepin), Isoniazid và các thuốc chống lao có thể làm tăng độc tính đối với gan của Paracetamol. Uống rượu quá nhiều và dài ngày có thể làm tăng nguy cơ Paracetamol gây độc cho gan.

Làm gì khi dùng quá liều thuốc Hapacol 650 DHG?

  • Quá liều Paracetamol do dùng một liều độc duy nhất hoặc do uống lặp lại liều lớn Paracetamol (7,5 - 10 g mỗi ngày, trong 1 - 2 ngày) hoặc do uống thuốc dài ngày. Hoại tử gan phụ thuộc liều là tác dụng độc cấp tính nghiêm trọng nhất do quá liều và có thể gây tử vong.
  • Biểu hiện của quá liều Paracetamol: Buồn nôn, nôn, đau bụng, triệu chứng xanh tím da, niêm mạc và móng tay.
  • Biểu hiện của ngộ độc nặng Paracetamol: Ban đầu kích thích nhẹ, kích động và mê sảng. Tiếp theo là ức chế hệ thần kinh trung ương: sững sờ, hạ thân nhiệt, mệt lả, thở nhanh và nông; mạch nhanh, yếu, không đều, huyết áp thấp và suy tuần hoàn.

Cách xử trí:

  • Chẩn đoán sớm rất quan trọng trong điều trị quá liều Paracetamol. Khi nhiễm độc Paracetamol nặng, cần điều trị hỗ trợ tích cực. Cần rửa dạ dày trong mọi trường hợp, tốt nhất trong vòng 4 giờ sau khi uống.
  • Liệu pháp giải độc chính là dùng những hợp chất Sulfhydryl. N - acetylcystein có tác dụng khi uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Ngoài ra, có thể dùng Methionin, than hoạt và/ hoặc thuốc tây muối.

Làm gì khi quên 1 liều thuốc Hapacol 650 DHG?

Nếu bạn quên một liều thuốc, hãy dùng càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, nếu gần với liều kế tiếp, hãy bỏ qua liều đã quên và dùng liều kế tiếp vào thời điểm như kế hoạch. Lưu ý rằng không nên dùng gấp đôi liều đã quy định.

Bảo quản

Nơi khô, nhiệt độ không quá 30°C, tránh ánh sáng.

Sản phẩm nổi bật

Đánh giá Thuốc Hapacol 650 DHG giảm đau, hạ sốt (10 vỉ x 10 viên)
0.0 Đánh giá trung bình
5 0% | 0 đánh giá
4 0% | 0 đánh giá
3 0% | 0 đánh giá
2 0% | 0 đánh giá
1 0% | 0 đánh giá
Đánh giá Thuốc Hapacol 650 DHG giảm đau, hạ sốt (10 vỉ x 10 viên)
0 ký tự (Tối thiểu 10)

Chưa có đánh giá nào.

Hỏi đáp

Không có bình luận nào