Siro Lorastad Sp. Stella giảm viêm mũi và mày đay mạn tính (60ml)
15,000 ₫
Xuất xứ | Đức |
Quy cách | Chai 60ml |
Thương hiệu | STELLA |
Thành phần | Loratadine , |
Thuốc Lorastad Sp được sản xuất bởi công ty liên doanh TNHH Stellapharm – Việt Nam, có thành phần chính là loratadine. Thuốc Lorastad Sp được chỉ định trong điều trị giảm triệu chứng của dị ứng bao gồm viêm mũi và mày đay mạn tính.
1. Thuốc Lorastad Sp là thuốc gì?
Thuốc Lorastad Sp được sản xuất bởi công ty liên doanh TNHH Stellapharm - Việt Nam, có thành phần chính là loratadine. Thuốc Lorastad Sp được chỉ định trong điều trị giảm triệu chứng của dị ứng bao gồm viêm mũi và mày đay mạn tính.
2. Thuốc Lorastad Sp mua ở đâu? Giá bao nhiêu?
Sản phẩm Lorastad Sp hiện được bán chính hãng ở nhà thuốc, bệnh viện trên toàn quốc, quý vị có thể mua tại: Nhà Thuốc Smart Pharma, Hotline: 0981242445 – 1800646866. Địa chỉ: SO08 A2 Vinhomes Gardenia Hàm Nghi, Cầu Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội (Bản đồ hướng dẫn)
Giá của sản phẩm Lorastad Sp trên thị trường khoảng: 15.000đ/ Hộp. Mức giá trên chưa bao gồm cước phí vận chuyển tới tận tay người tiêu dùng. Tùy theo từng đơn vị phân phối mà giá có thể sẽ bị chênh lệch nhau, tuy nhiên mức chênh lệch cũng không đáng kể.
3. Thuốc Lorastad Sp có tác dụng gì?
Lorastad với thành phần hoạt chất chính loratadin là thuốc kháng histamin 3 vòng có tác dụng làm nhẹ bớt triệu chứng của viêm mũi dị ứng, ngứa và nổi mày đay do giải phóng histamin
4. Thuốc Lorastad Sp dùng cho những ai?
Thuốc Lorastad được chỉ định dùng trong các trường hợp sau:
- Điều trị các triệu chứng liên quan đến viêm mũi dị ứng như: Hắt hơi, chảy nước mũi, ngứa mũi; và bệnh viêm kết mạc dị ứng.
- Điều trị triệu chứng các biểu hiện dị ứng như: Nổi mày đay mãn tính và các dị ứng ngoài da khác.
5. Liều dùng và cách dùng thuốc Lorastad Sp như thế nào để hiệu quả?
Cách dùng
Lorastad Sp là thuốc dùng đường uống.
Liều dùng
Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi
- 10 ml x 1 lần/ngày.
Trẻ em từ 2 - 12 tuổi
- 2 - 5 tuổi: 5 ml/ngày (= 1 muỗng/ngày).
- 6 - 12 tuổi: 10 ml/ngày (= 2 muỗng/ngày).
Người bị suy gan hoặc suy thận nặng (độ thanh thải creatinin < 30 ml/phút)
- Người lớn và trẻ em từ 6 tuổi trở lên: Liều khởi đầu 10 ml/lần, 2 ngày một lần.
- Trẻ em từ 2 tuổi đến dưới 6 tuổi: Liều 5 ml/lần, 2 ngày một lần.
Lưu ý: Liều dùng trên chỉ mang tính chất tham khảo. Liều dùng cụ thể tùy thuộc vào thể trạng và mức độ diễn tiến của bệnh. Để có liều dùng phù hợp, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc chuyên viên y tế.
6. Không sử dụng thuốc Lorastad Sp khi nào?
Thuốc Lorastad Sp chống chỉ định trong các trường hợp sau:
- Bệnh nhân quá mẫn hay dị ứng với bất cứ thành phần nào của thuốc.
- Trẻ em dưới 2 tuổi.
7. Sử dụng thuốc Lorastad Sp có tác dụng phụ gì không?
Khi sử dụng Lorastad Sp, bạn có thể gặp các tác dụng không mong muốn (ADR).
Loạn nhịp thất nặng đã xảy ra khi điều trị với một số thuốc kháng thụ thể histamin H1 thế hệ 2. Điều đó không xuất hiện khi điều trị bằng loratadin. Khi sử dụng loratadin với liều lớn hơn 10 mg hàng ngày, những tác dụng không mong muốn sau đây có thể xảy ra.
Thường gặp, ADR > 1/100
- Thần kinh: Đau đầu.
- Tiêu hóa: Khô miệng.
Ít gặp, 1/1000 < ADR < 1/100
- Thần kinh: Chóng mặt.
- Hô hấp: Khô mũi và hắt hơi.
- Khác: Viêm kết mạc.
Hiếm gặp, 1/10.000 < ADR < 1/1000
- Thần kinh: Trầm cảm.
- Tim mạch: Tim đập nhanh, loạn nhịp nhanh trên thất, hồi hộp.
- Tiêu hóa: Buồn nôn.
- Chuyển hóa: Chức năng gan bất thường, kinh nguyệt không đều.
- Khác: Ngoại ban, nổi mày đay và choáng phản vệ.
Hướng dẫn cách xử trí ADR
Khi gặp tác dụng phụ của thuốc, cần ngưng sử dụng và thông báo cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để được xử trí kịp thời.
8. Khi sử dụng thuốc Lorastad Sp phải lưu ý những gì?
Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng.
9. Thuốc Lorastad Sp có sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú không?
Thời kỳ mang thai
Tính an toàn khi sử dụng các chế phẩm loratadin trong khi mang thai chưa được xác định, do đó, chỉ dùng thuốc nếu lợi ích điều trị cao hơn nguy cơ xảy ra cho bào thai với liều thấp nhất có thể và trong thời gian ngắn nhất.
Thời kỳ cho con bú
Do loratadin và chất chuyển hóa còn hoạt tính là desloratadin được bài tiết qua sữa mẹ và vì nguy hại của thuốc kháng histamin gia tăng trên trẻ em, đặc biệt trẻ sơ sinh và trẻ sinh non, nên quyết định ngưng cho con bú hoặc ngưng dùng thuốc.
10. Người lái xe, vận hành máy móc có nên dùng thuốc Lorastad Sp không?
Trong các thử nghiệm lâm sàng cho thấy không có sự suy giảm khả năng lái xe ở những bệnh nhân dùng loratadin. Tuy nhiên, bệnh nhân phải được thông báo có một số ít người đã bị buồn ngủ, điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng lái xe hay vận hành máy móc.
11. Các tương tác thường gặp khi dùng thuốc Lorastad Sp
Điều trị đồng thời loratadin và cimetidin dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương 60%, do cimetidin ức chế chuyển hóa của loratadin. Điều này không có biểu hiện lâm sàng.
Điều trị đồng thời loratadin và ketoconazol dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương gấp 3 lần, do ức chế CYP3A4. Điều đó không có biểu hiện lâm sàng vì loratadin có chỉ số điều trị rộng.
Điều trị đồng thời loratadin và erythromycin dẫn đến tăng nồng độ loratadin trong huyết tương. AUC (diện tích dưới đường cong của nồng độ theo thời gian) của loratadin, tăng trung bình 40% và AUC của descarboethoxyloratadin tăng trung bình 46% so với điều trị loratadin đơn độc. Trên điện tâm đồ không có thay đổi về khoảng QTc. Về mặt lâm sàng, không có biểu hiện sự thay đổi tính an toàn của loratadin, và không có thông báo về tác dụng an thần hoặc hiện tượng ngất khi điều trị đồng thời 2 thuốc này.
12. Làm gì khi dùng quá liều thuốc Lorastad Sp?
Triệu chứng
Người lớn: Buồn ngủ, nhịp tim nhanh và đau đầu (dùng liều 40 - 180 mg loratadin).
Trẻ em: Biểu hiện ngoại tháp và hồi hộp (dùng quá 10 mg).
Điều trị
Điều trị quá liều loratadin thông thường bao gồm điều trị triệu chứng và điều trị hỗ trợ, được tiến hành ngay và duy trì đến khi cần thiết.
Trường hợp quá liều cấp loratadin, nên làm rỗng dạ dày ngay bằng cách dùng siro Ipeca gây nôn. Uống than hoạt sau khi gây nôn có thể có hiệu quả ngăn chặn sự hấp thu của loratadin. Nếu gây nôn không có hiệu quả hoặc bị chống chỉ định (như với bệnh nhân hôn mê, đang co giật), có thể tiến hành súc rửa dạ dày bằng dung dịch NaCl 0,9% nếu có ống đặt nội khí quản để ngăn ngừa việc hít vào phổi các chất trong dạ dày. Nước muối có tác dụng pha loãng nhanh chóng các chất chứa trong ruột.
13. Làm gì khi quên 1 liều thuốc Lorastad Sp?
Bổ sung liều ngay khi nhớ ra. Tuy nhiên, nếu thời gian giãn cách với liều tiếp theo quá ngắn thì bỏ qua liều đã quên và tiếp tục lịch dùng thuốc. Không dùng liều gấp đôi để bù cho liều đã bị bỏ lỡ.
14. Bảo quản thuốc Lorastad Sp
Để nơi khô ráo, tránh ánh nắng.
Dược sĩ Nguyễn Trang
Nội dung đã được kiểm duyệt
Có kinh nghiệm trên nhiều năm trong lĩnh vực Dược phẩm, là dược sĩ hướng dẫn và tư vấn sử dụng thuốc một cách an toàn, hiệu quả, hướng đến chăm sóc tốt nhất cho mọi người. Hiện tại, chị là dược sĩ phụ trách chuyên môn và cũng là chủ Nhà Thuốc Smart Pharma - Vinhomes Gardenia
Sản phẩm nổi bật
Sản phẩm cùng thương hiệu
Không có bình luận nào
Chưa có đánh giá nào.