37 lượt xem

Review 15 sản phẩm tăng sức đề kháng cho người lớn tốt nhất trong mùa dịch

Đại dịch Covid-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp ở nước ta và nhiều quốc gia trên thế giới với tốc độ lây lan nhanh chưa từng có và hiện chưa có thuốc đặc trị hay vacxin phòng ngừa cho hiệu quả cao. Vì thế, việc nâng cao sức đề kháng cho cơ thể trong giai đoạn này là rất quan trọng. Bên cạnh ăn uống và thay đổi thói quen sinh hoạt, bạn cũng cần bổ sung thêm thực phẩm chức năng (TPCN) để nâng cao sức khỏe đến mức tốt nhất.

Smart Pharma - 0011169 review 15 san pham tang suc de khang cho nguoi lon tot nhat trong mua dich 800
Smart Pharma - Tổng quan về rối loạn tiêu hóa và cách phòng ngừa hiệu quả 5

Với uy tín gần 35 năm, Nhà thuốc Phương Chính xin giới thiệu đến bạn 15 loại TPCN giúp tăng sức đề kháng, bảo vệ đường hô hấp tốt nhất mà bạn nên sử dụng trong mùa dịch này. Cùng tham khảo ngay để biết đó là những sản phẩm nào nhé!

Tầm quan trọng của sức đề kháng đối với cơ thể

Sức đề kháng chính là “thành trì” bảo vệ sức khỏe khỏi mọi sự tấn công từ các tác nhân bên ngoài. Sức đề kháng sẽ giúp cơ thể chống lại các tác nhân có hại như virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng… xâm nhập vào bên trong gây bệnh.

Nếu sức đề kháng tốt, cơ thể khỏe mạnh sẽ ít nguy cơ mắc bệnh hơn, trường hợp không may mắc bệnh cũng sẽ diễn biến nhẹ và phục hồi nhanh hơn. Ngược lại, sức đề kháng kém bạn sẽ dễ mắc bệnh, rơi vào trạng thái mệt mỏi, hấp thu dinh dưỡng chậm, lâu hồi phục sức khỏe khi mắc bệnh. Chính vì thế, tăng sức đề kháng là vấn đề rất cần thiết và cấp bách trong giai đoạn hiện tại.

Nguyên nhân nào khiến sức đề kháng người lớn bị suy giảm?

Suy giảm hệ miễn dịch là nguyên nhân chính gây suy giảm sức đề kháng. Một số yếu tố gây suy giảm hệ miễn dịch như:

Chế độ ăn uống nghèo dinh dưỡng

Chế độ ăn uống thiếu chất dinh dưỡng, đặc biệt là các vi chất có thể làm suy giảm sản xuất và hoạt động của các tế bào miễn dịch và kháng thể.

Một chế độ ăn nhiều carbs tinh luyện, thêm đường nhân tạo và đường sẽ khiến vi khuẩn có lợi trong đường ruột bị tấn công và nhường chỗ cho vi khuẩn gây hại xâm nhập và làm suy yếu hệ thống miễn dịch.

Các bệnh mãn tính

Các rối loạn tự miễn dịch và suy giảm miễn dịch có thể tấn công và có khả năng vô hiệu hóa các tế bào miễn dịch của cơ thể.

Căng thẳng tinh thần mãn tính

Khi bạn bị căng thẳng, cơ thể sẽ tiết ra cortisol và adrenaline, loại hormone làm giảm mức độ tế bào lympho và phagocytes. Với số lượng tế bào bạch cầu giảm, cơ thể sẽ gặp khó khăn hơn trong việc chống lại sự đổ bộ của vi khuẩn và virus.

Thiếu ngủ

Ngủ là thời gian giúp cơ thể phục hồi sức khỏe. Trong khi ngủ cơ thể sẽ giải phóng các cytokine – loại protein bảo vệ bạn khỏi viêm và nhiễm trùng. Ngủ quá ít sẽ làm giảm số lượng các cytokine này và các tế bào miễn dịch khác.

Tuổi cao

Khi chúng ta già đi, các cơ quan nội tạng trở nên kém hiệu quả hơn so với tuổi trẻ, trong đó có các cơ quan liên quan đến miễn dịch như tuyến ức hoặc tủy xương… Các cơ quan này sẽ tạo ra ít tế bào miễn dịch cần thiết để chống lại nhiễm trùng.

Lão hóa cũng liên quan đến sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng: Do bệnh mãn tính (bệnh tật gây chán ăn), dùng thuốc (nhiều loại thuốc có thể cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng), kém hấp thu (do có các vấn đề về đường ruột) … góp phần làm giảm sức đề kháng của cơ thể.

Thừa cân, béo phì

Béo phì là một yếu tố nguy cơ của nhiều loại bệnh mãn tính, bao gồm bệnh tim mạch, ung thư và tiểu đường loại 2. Một cơ chế liên kết các bệnh này là viêm. Trong khi suy dinh dưỡng dẫn đến ức chế hệ thống miễn dịch, thì lượng calo dư thừa dẫn đến béo phì làm tăng khả năng bị viêm trong cơ thể, ảnh hưởng đến sự trao đổi chất và làm giảm khả năng miễn dịch.

Ô nhiễm môi trường

Ô nhiễm môi trường ngày càng gia tăng với lượng khí thải trong các khu công nghiệp, khí thải từ xe cộ giao thông cùng với việc sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu… khiến môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng. Những chất ô nhiễm này có thể làm suy giảm hoặc ngăn chặn hoạt động bình thường của các tế bào miễn dịch.

Dấu hiệu suy giảm sức đề kháng

Một số dấu hiệu sau có thể là báo hiệu của cơ thể đang bị suy giảm sức đề kháng:

Bị nhiễm trùng

Người có sức đề kháng kém có thể sẽ bị nhiễm trùng thường xuyên, kéo dài hoặc khó điều trị.

Suy nhược tinh thần

Những người có khả năng miễn dịch kém, luôn có cảm giác khó chịu, thiếu sức sống, rất dễ mệt. Do đó, nếu phát hiện tinh thần ủ rũ, suy nhược thì cần cảnh giác vì có khả năng đã bị giảm miễn dịch.

Dễ mệt mỏi

Người có sức đề kháng kém thường cảm thấy mệt mỏi, ngay cả khi ngủ đủ giấc cảm vẫn cảm thấy không có sức lực, dễ đau mỏi cơ thể…

Dễ cảm lạnh

Những người có sức đề kháng kém, không thể chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn và virus, do đó họ dễ bị ốm, điển hình cảm lạnh, cảm cúm.

Dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, vết thương chậm lành: Nếu vô tình bị đứt tay, chảy máu, những người có hệ miễn dịch yếu không chỉ cầm máu chậm hơn người khác, mà còn rất dễ bị nhiễm trùng. Người có sức đề kháng yếu cũng dễ mắc lao, viêm phổi, viêm phế quản, viêm xoang,… và bệnh thường xuyên tái phát.

Tiêu hóa kém

Những người có khả năng miễn dịch tốt thì chức năng tiêu hóa cũng tốt, sẽ không gặp vấn đề trong khi ăn uống. Tuy nhiên, với người có khả năng miễn dịch kém không chỉ khiến quá trình tiêu hóa và hấp thu kém hơn người bình thường, khi ăn thực phẩm không đảm bảo vệ sinh an toàn rất dễ bị nôn ói, tiêu chảy.

Khi phát hiện mình đang mắc những dấu hiệu này, bạn nên nghĩ ngay đến việc mình bị suy giảm đề kháng, suy giảm miễn dịch và cần tìm cách tăng cường ngay.

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận